Chanh dây là dạng cây thân leo, tốc độ sinh trưởng khá mạnh mẽ và không mất quá nhiều công chăm sóc. Thân cây chanh dây có màu sẫm tròn có lá mọc xen kẽ. Viền lá có những răng cưa nhỏ và đầu ngọn có những tua cuốn giúp cây bám vào giá thể để phát triển.
Trái chanh leo có hình cầu dài khi non màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu tím sẫm và hơi nhăn. Khi bổ ra bên trong sẽ không chứa những tép thông thường mà có những lớp cơm nhày bao quanh màu vàng và mùi hương khá đặc trưng.
Trồng chanh leo từ cây giống tỷ lệ cây sống sót cao và tiết kiệm thời gian hơn so với cách trồng cây từ hạt giống. Với cách trồng này, bạn chọn những cây giống khỏe mạnh. Vì vậy việc chọn giống cũng rất quan trọng, ngoài PULI AGRI ra bạn có thể chọn mua giống tại Công Ty TNHH MTV Nguyên Phát để có được những cây giống chanh dây uy tín, chất lượng.
Cây giống tuy rất khỏe mạnh nhưng cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường mới nên bạn cũng phải tiến hành che chắn cẩn thận để động vật hay mưa nắng làm cây yếu dần và chết nhé!
2.1. Làm giàn leo cho chanh
Bạn phải chuẩn bị giàn từ trước để khi cần có thể sử dụng ngay. Làm giàn cho chanh leo cũng giống với cách làm giàn của nhiều loại cây thân leo khác như thiên lý, hoa giấy hay hoa hồng leo…
Nếu nhà không có cây to hoặc hàng rào thì bạn buộc phải làm giàn cho cây chanh leo. Giàn cho cây bạn có thể tận dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, thanh gỗ…Hay nếu điều kiện hơn có thể dùng dây thép hoặc inox để làm giàn cho cây leo.
Thường thì người ta sẽ làm giàn bằng tre nứa với độ cao khoảng 1,8 -2m. Với độ cao này, cây chanh leo có không gian rộng rãi để phát triển và gia đình cũng có thể tận dụng để lấy bóng mát.
Hình dạng của giàn bạn có thể làm theo hình chữ T hoặc tùy theo sở thích có thể làm giàn với các hình dạng khác nhau miễn sao thẩm mỹ và phù hợp với giống cây chanh leo.
2.2. Tưới nước – cắt tỉa cành
– Tưới nước: Để cây ra quả to, da căng bóng, đẹp mắt thì điều kiện quan trọng là bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Trong thời tiết mát mẻ, bạn tưới mỗi ngày 2 lần cho cây. Trời nắng nóng có thể tăng số lần tưới nhưng tránh các giờ cao điểm nắng nóng. Còn trời mưa thì bạn giảm số lần tưới đi để tránh cây bị úng nước.
– Cắt tỉa, tạo tán: Cây chanh leo ra nhiều cành lá xum xuê. Nhưng nếu để lá mọc nhiều như vậy cây sẽ không ra quả đều. Lúc này bạn cần cắt tỉa cành lá gọn gàng, bỏ lá úa vàng. Đồng thời cũng vén lại lại nhánh dài để tán cây được thẩm mỹ.
– Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi các dấu hiệu của cây để phát hiện và xử lý kịp thời khi cây bị bệnh. Một số bệnh thường gặp ở cây chanh leo là đốm nâu, phấn trắng…Các bệnh này nếu để lâu sẽ khiến cây bị hư lá, mục rễ, thối quả nhưng nếu phát hiện sớm, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp thì dễ giải quyết.
2.3. Bón phân
Bên cạnh việc tưới nước thường xuyên, bón phân là yêu cầu cần có để cây phát triển được khỏe mạnh và sai quả. Đặc biệt là sau mỗi vụ thu hoạch quả, bạn cần bón các loại phân đạm, kali…Để cây nhanh hồi phục và chống chọi tốt hơn trước những ảnh hưởng của điều kiện khách quan.
2.4. Chanh dây ra hoa khi nào? Bao lâu cho quả?
Sau khoảng nửa năm từ lúc trồng, cây sẽ nở hoa đợt đầu tiên. Hoa chanh leo màu trắng muốt, cánh mềm mịn, nhụy hoa e ấp nhỏ xinh, hương thơm không đậm nhưng màu sắc của hoa lại rất dễ chịu và ấn tượng. Chanh leo là loài tự thụ phấn, hoa đực và hoa cái cùng nằm trên một bông sẽ tự thụ phấn cho nhau. Bởi vậy bạn không cần lo đến việc cây không hấp dẫn ong bướm sẽ khó thụ phấn.
Chanh leo ra hoa liên tục và sau khi ra hoa khoảng 1 tuần thì cánh hoa sẽ tự rụng, để lại lớp quả non nhú ra. Một vài tuần sau, quả chanh leo lớn dần lên. Từ lớp vỏ xanh non chuyển sang màu tím sẫm là quả đã chín. Cây chanh leo rất sai, một cành phải đế chục quả. Quả nào quả nấy căng tròn, bóng mịn nhìn rất thích mắt.
Hoa chanh leo ra liên tục nên bạn cũng liên tục có quả để ăn nhé. Trong một màu hoa như vậy, bạn có thể thu hoạch được gần 100 quả chanh leo mỗi cây. Quả chanh leo khi bổ ra ruột vàng tướp lấp lánh nước. Khi ăn bạn cạo lớp cơm này, dùng thìa tán mạnh để lớp hạt đen tách ra, rây lại lần nữa lấy nước cốt vàng tươi rồi pha với nước và đường sẽ tạo thành thức uống giải khát rất ngon đấy.
– Có 3 giai đoạn quan trọng trong quá trình trồng chanh leo: Là khi cây mới trồng, cây ra hoa và cây kết quả.
– Chanh leo cần rất nhiều nước, đặc biệt là lúc cây ra hoa. Vì vậy, bạn phải cung cấp nước đầy đủ cho cây phát triển.
– Khi cây rụng hoa và bắt đầu ra quả, bạn phải tỉa bớt lá xung quanh quả. Nhằm để rễ cây tập trung vận chuyển dinh dưỡng nuôi quả lớn. Tán lá xum xuê sẽ khiến quả nhận ít chất dinh dưỡng, còi cọc, khô nước.
– Khi thu hoạch xong một vụ quả, bạn phải tiến hành bón phân và tỉa lại cành lá. Cắt bớt nhánh nhỏ và tỉa lá là việc làm cần thiết. Mục đích để cây có thể nhanh hồi phục và cho ra tiếp những đợt quả ở mùa sau. Nếu xử lý sau thu hoạch không tốt cây sẽ rất dễ chết hoặc không ra quả vào vụ sau, ảnh hưởng đến năng suất.
Nếu gia đình bạn ở thành phố cũng đừng ngần ngại trồng một cây chanh leo trên sân thượng hoặc trước cửa nhà nhé. Cây chanh leo trồng không tốn nhiều diện tích mà còn cho quả ngon và bóng mát để gia đình cùng thư giãn nữa.
Trên đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc chanh leo hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay. PULI AGRI chúc bạn thành công khi trồng chanh leo và thu hoạch được những vụ mùa chanh leo ngon nhé!
Hotline đặt hàng trực tiếp: 0984 20 37 99 Bỏ qua