Chanh dây là loại trái cây, loại trái cây nhiệt đới rất giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến thành nước uống giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và ngừa bệnh hô hấp.
Trong chanh dây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt rất giàu chất xơ, vitamin C và vitamin A. Một quả chanh dây chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Calo: 17
Chất xơ: 2 gram
Vitamin C: 9% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày (RDI)
Vitamin A: 8% RDI
Sắt: 2% RDI
Kali: 2% RDI
Chúng cũng giàu các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm carotenoids và polyphenol. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy chanh dây giàu polyphenol hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới khác (bao gồm cả chuối, vải thiều, xoài, đu đủ và dứa).
Ngoài ra, chúng cung cấp một lượng nhỏ chất sắt. Cơ thể chúng ta thường không hấp thụ sắt từ thực vật tốt. Tuy nhiên, chất sắt trong chanh dây đi kèm với rất nhiều vitamin C – có tác dụng tăng cường hấp thu sắt.
Chanh dây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ (Argentina, Paraguay và Brasil) nhưng hiện nay được trồng khắp các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ, Sri Lanka, New Zealand, vùng Caribe, Brasil, Colombia, Ecuador, Indonesia, Peru, California, Florida, Haiti, Hawaii, Úc, Đông Phi, México, Israel, Nam Phi và trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây chanh dây được trồng rải rác khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, Cần Thơ với diện tích tương đối lớn và khá tập trung.
Chanh dây ra hoa liên tục và sau khi ra hoa khoảng 1 tuần, cánh hoa sẽ tự rụng, để lại lớp quả non nhú ra. Chỉ trong vài tuần, chanh dây lớn dần lên, từ lớp vỏ xanh non chuyển sang màu tím sẫm là quả đã chín. Cây chanh dây rất sai, một cành phải đến chục quả.
Hoa chanh dây ra liên tục nên bạn cũng có quả để ăn thường xuyên. Trong một đợt hoa như vậy, bạn có thể thu hoạch được gần 100 quả chanh dây mỗi cây.
Trong dịch quả chanh dây có chứa các a-xít hữu cơ tự do: a-xít citric, a-xít aspartic và các a-xít khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các a-xít. Trong 100g “nạc” quả có chứa: protein 1,2 – 2,4g, glucid 8,5 – 10g, lipid 0,2 – 0,3g. Các chất khoáng vi lượng: Ca 4 – 17mg, P 35 – 64mg, Fe 0,4 – 2,1mg, Zn, Mg, vitamin A 700 -2410 IU, vitamin C 30 – 70mg, chất xơ 0,6 – 0,8g. Các a-xít amin gồm có: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin. Hạt có chứa nhiều dầu béo ăn được.
Xã hội phát triển, nhu cầu và nhận thức về chăm sóc sức khỏe của mọi người cũng được nâng cao, việc lựa chọn những thực phẩm tốt đang ngày càng được chú trọng. Chanh dây là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích, được rất nhiều người yêu thích và đưa vào thực đơn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe của bản thân và cho cả gia đình.
Hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau đây của Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu để biết thêm về công dụng thần kỳ của chanh dây cũng như cách sử dụng chanh dây như thế nào để hiệu quả nhé!
Trong chanh dây chứa hàm lượng cao vitamin C, vitamin A và các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus. Đồng thời, các chất này còn có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được một số bệnh vặt thông thường.
Trong trường hợp bạn mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, chanh dây sẽ phát huy tác dụng như một loại thuốc bổ phế tự nhiên. Nước chanh dây sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu như đờm trong cổ họng, hen suyễn, ho khan hoặc khó thở.
Nhiều nghiên cứu cũng đang tận dụng lợi ích của chanh dây như một phương thuốc trị liệu tự nhiên thay thế khi các bệnh nhân không đáp ứng với các đơn thuốc điều trị suyễn thông thường.
Chanh dây là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa do có hàm lượng chất xơ lý tưởng. Một ly nước với 25g chanh dây có chứa khoảng 2g chất xơ và phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trong phần ruột và vỏ chanh dây có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol bằng cách bài tiết qua phân.
Kali và folate trong chanh dây có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và làm giảm tình trạng stress và lo âu. Trong đó, kali có công dụng giúp điều tiết lưu lượng máu và tăng cường nhận thức, còn folate có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho não bộ như quả óc chó, dầu ô liu, cá mòi, bơ… kết hợp uống nhiều nước.
Chanh dây rất giàu nguồn khoáng chất như magie, canxi, sắt và phốt pho có thể hỗ trợ cho sức khỏe của xương. Những khoáng chất trong chanh dây, khi kết hợp cùng với các nguồn khoáng chất dồi dào khác trong rau xanh và sữa có thể giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ vỏ trái chanh dây còn có đặc tính chống viêm, có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm khớp.
Nếu có dấu hiệu chân tay lạnh, sưng phù, nứt nẻ hay dễ bị mệt mỏi thì bạn cần phải nâng cao khả năng lưu thông máu ngay. Ngoài ra, tắc nghẽn lưu thông máu có thể dẫn tới rụng tóc, chóng mặt và đau đầu.
Khi đó, bạn hãy tìm đến chanh dây ngay vì chất kali trong chanh dây có khả năng làm giãn mạch máu. Kali kết hợp với sắt và đồng có trong loại trái này cũng là những thành phần thiết yếu cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi số lượng hồng cầu tăng, máu có thể lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể dễ dàng hơn.
Chanh dây đặc biệt có lợi cho người bị mất ngủ hoặc bị chứng rối loạn giấc ngủ. Hợp chất alkaloids có trong chanh dây có thể giúp tĩnh tâm, an thần, giảm bớt bồn chồn lo âu và làm cho giấc ngủ sâu hơn.
Bạn có thể uống một ly nước ép chanh dây vào buổi tối để giúp bớt căng thẳng và có một giấc ngủ ngon.
Chanh dây là một trong số những trái cây lý tưởng để giảm cân vì có ít calo, chất béo và natri. Mỗi 100g chanh dây chỉ có 97 calo cùng hàm lượng chất xơ cao sẽ nhanh làm đầy dạ dày của bạn và giảm cảm giác thèm ăn một cách đáng kể.
Chanh dây là một nguồn cung vitamin A dồi dào, một dưỡng chất đặc biệt có lợi giúp làm đẹp cho da. Các chất chống oxy hóa khác trong chanh dây như vitamin C, riboflavin và carotene cũng giúp tăng cường sức khỏe của da và đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa.
Tác dụng giữ ẩm và làm sạch da của chanh dây giúp nuôi dưỡng làn da, đặc biệt là da bị mụn, chống lão hóa da và chống viêm da.
Chanh dây rất giàu kali, một loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu. Qua đó có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim toàn diện.
Chất flavonoid và axit phenolic có trong chanh dây cũng có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol tốt hơn: tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu gây tắc nghẽn các động mạch, làm suy yếu hoạt động của tim.
Trong chanh dây có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Chanh dây cũng là nguồn chứa vitamin A, flavonoid và các hợp chất phenolic khác giúp ngăn ngừa ung thư. Piceatannol, một hợp chất quan trọng khác được tìm thấy trong chanh dây cũng có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) thấp và hàm lượng chất xơ cao của chanh dây có thể hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Chanh dây cũng rất giàu pectin, một loại chất xơ giúp bạn cảm thấy no mà không làm tăng lượng calo.
Các nghiên cứu cho thấy chanh dây có thể được bổ sung trong chế độ ăn uống để điều trị bệnh tiểu đường do khả năng hạ đường huyết. Đồng thời, chanh dây cũng có công dụng làm giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của insulin.
Nếu bị tiểu đường, bạn có thể an tâm thưởng thức các món ăn hay thức uống từ chanh dây nhờ lợi ích giúp giữ mức đường trong máu ổn định.
Chanh dây tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc chanh dây mỗi ngày để tránh gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Bạn cũng không nên uống chanh dây nếu bị đau dạ dày hay lúc đói bụng.
Chanh dây không nên dùng cho trẻ nhỏ để tránh nguy cơ bị dị ứng. Với trẻ trên 2 tuổi, khi dùng chanh dây nên bỏ hạt để phòng nguy cơ bị hóc.
Chanh dây có vị ngọt, tính bình thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, có tác dụng giúp chữa các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, người có cơ địa dị ứng không nên dùng vì trong chanh dây có chứa các chất dễ gây ra nổi mề đay, khó thở, phù mạch nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Mặc dù có rất nhiều công dụng nhưng bên cạnh đó, việc quá làm dụng chanh dây cũng có thể gây hại đến sức khỏe.
Việc dùng chanh dây thường xuyên sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim. Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông.
Chanh dây cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh dây cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Có nhiều cách để chế biến chanh dây như dùng để pha nước uống hoặc dùng trong nấu ăn. Các món ăn có sự kết hợp với chanh dây thường thấy là bánh kem, tôm hấp,…
Cách lựa chọn
Nên chọn những quả hơi nhăn, nhẹ, vỏ hơi khô mới là quả ngon. Còn quả mà nặng tay, da trơn thì thường là quả còn non, chưa già, vỏ dày, ruột ít không ngon, không đậm và thơm.
Cách bảo quản
Bạn có thể bảo quản chanh dây bằng cách rửa sạch, để ráo nước khoảng 5 phút sau đó cho vào tủ lạnh, hoặc nếu cẩn thận hơn bạn có thể cho chúng vào những túi nilon và buộc kín miệng túi lại.
Ngoài ra, hương vị của chanh dây sẽ mất đi nếu để ngoài trời nóng. Vì thế, bạn có thể bảo quản nước cốt chanh dây dưới hình thức đông đặc và cất giữ trong tủ lạnh trong vòng một năm mà không hư hỏng.
Hotline đặt hàng trực tiếp: 0984 20 37 99 Bỏ qua