Việc chăm sóc chanh dây sau khi trồng chanh leo là vô cùng cần thiết, muốn thu được quả tươi, cây xanh tốt thì bạn đừng quên phải thường xuyên tưới nước cũng như bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ nhé
Cây chanh dây là giống cây cần có độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới cho cây theo tần suất là 2 ngày 1 lần, đặc biệt là vào mùa khô thì lượng nước cần dùng sẽ nhiều hơn. Vậy nên việc chăm sóc chanh dây rất quan trọng
Việc làm này giúp cho cây nhanh chóng ra chồi, ra hoa và thường xuyên đậu quả, yêu cầu nước nhiều ở thời kì cây đang hình thành và sinh trưởng trái nếu thiếu nước sẽ khiến cho hoa bị rụng, trái teo lại.
Việc cắt tỉa tạo tán cần được thực hiện thường xuyên để tạo ra những cành thứ cấp mới phân bố rải khắp mặt giàn giúp cho việc ra hoa đậu trái của cây được tốt hơn.
Khi cây đã lên giàn cần thường xuyên tạo hình, tỉa cành, đặc biệt là tỉa bớt lá vào giai đoạn mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh sinh trưởng gây hại đồng thời có tác dụng ức chế sinh trưởng, giúp cho cây phát triển nhiều nụ, đậu nhiều trái.
Việc cắt tỉa cần được thực hiện thường xuyên. Sau khi thu hoạch cắt hết toàn bộ những cành trên mặt giàn đã cho trái.
Để lại thân và những cành từ mặt đất cho tới giàn. Một thời gian sau cây sẽ phát triển ra chồi mới, phân ra cành cấp 2, 3 và các cành quả.
Nếu chanh leo không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, thì năm sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển và sinh trưởng, đặc biệt là khiến thu hẹp về mặt năng suất thu hoạch.
Hãy thực hiện quy trình bón phân trong chu trình chăm sóc chanh dây dưới đây để cây luôn khỏe mạnh, cho trái có chất lượng tốt nhất nhé.
Trong kỹ thuật trồng chanh dây thì việc chăm sóc chanh dây, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây đặc biệt quan trọng. Khi phát hiện mầm bệnh hình thành trên cây thì bạn cần phải nhanh chóng có những biện pháp để xử lí triệt để, tránh tình trạng lây lan nhanh ra toàn cây, gây lên thiệt hại lớn.
Một số biện pháp phòng bệnh:
Bốn loại tuyến trùng thường gây bệnh hại trên chanh dây gồm có: Pratylenchus sp., Helicotylenchus sp., Scutellonema truncatum, Meloidogyne javanica. Tuyến trùng tấn công bộ rễ, cây mọc bất thường, quả rụng non, hút chất dinh dưỡng khiến lá vàng,…
Ngoài việc phải canh tác cẩn thận đất trồng cây chanh leo, khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, các bạn sử dụng một số loại thuốc như Carbosulfan, Ethoprophos… hay các chế phẩm vi sinh.
Chắn chắn đây là công đoạn mà bạn mong chờ nhất trong suốt thời gian thực hiện cách trồng chanh leo phải không nào, tuy nhiên phải dựa vào thời gian kể từ khi trồng chanh leo, đặc điểm của quả rồi hãy tiến hành thu hoạch chúng nhé.
Thời gian có thể tiến hành thu hoạch chanh leo tương đối sớm, chỉ từ 5 đến 6 tháng sau khi trồng chanh dây là các bạn đã có thể thu hoạch.
Để có thể đạt được năng suất cao nhất thì chỉ nên khai thác kinh doanh cây chanh leo trong 2 năm. Sau đó, các bạn cần phải cải tạo lại đất để trồng chanh leo trong mùa tiếp theo.
Đối với giống cây chanh leo tím, các bạn bắt đầu thu hoạch khi quả đổi thành màu tím, thu hoạch toàn bộ những trái chín và gần chín. Sử dụng kéo cắt cẩn thận, không làm cho vỏ bị xây xước.
Thực hiện theo đúng kỹ thuật trồng chanh leo mà PULIAGRI hướng dẫn, các bạn có thể thu quả ổn định trong suốt 2 năm, năng suất trung bình đạt được là 100 tấn/ha/năm.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật chăm sóc chanh dây cũng như là cách để thu được chất lượng, năng suất cao nhất rồi.
Xem thêm các bài biết Kiến Thức- Kinh Nghiệm TẠI ĐÂY!
Hotline đặt hàng trực tiếp: 0984 20 37 99 Bỏ qua